Trên thế giới có hàng tỷ người nhưng mỗi chúng ta đều là những phiên bản duy nhất. Thế nhưng vì vô tình hay cố ý, chúng ta thường tự đặt mình lên bàn cân để so sánh với người khác và rồi cảm thấy thất vọng, tự ti. Nhiều người ngộ nhận chỉ cần "đi lại" đúng hành trình của người khác thì sẽ có được thành công, nhưng lại quên mất rằng mọi thứ trong cuộc sống đều diễn ra theo đồng hồ riêng của mỗi cá nhân, chúng ta chỉ nên học hỏi chứ không thể ép mình trở thành bản sao hoàn hảo của ai đó. Với chủ đề này, diễn giả nổi tiếng Jay Shetty đã từng có một bài diễn thuyết chấn động thế giới, thức tỉnh hàng triệu người trẻ. Với thông điệp: Cả đời để "sống" chứ không phải để "đua", mỗi câu chuyện truyền cảm hứng nhắn gửi tới bạn trẻ đang loay hoay tìm hướng đi riêng rằng: Sống có ý nghĩa theo đúng sở nguyện, sở cầu của bản thân mới là đích đến của mỗi người. Bởi lẽ, cuộc sống của chúng ta vốn dĩ rất ngắn ngủi, mà bản thân lại lãng phí cả quãng thời gian trong những vi
Tính theo ngày Âm lịch (Based on the Lunar calendar) Ngày 1 Tháng 1 âm lịch – Vía Đức Di Lặc (Celebration of Happy Buddha) Ngày 8 Tháng 2 âm lịch – Vía Phật Thích Ca xuất gia (Celebration of Sakyamuni Buddha’s Leaving Home to become a monk) Ngày 15 Tháng 2 âm lịch – Vía Phật Thích Ca nhập diệt (Celebration of Sakyamuni Buddha’s Nirvàna) Ngày 19 Tháng 2 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (ngày đản sanh) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Birthday) Ngày 21 Tháng 2 âm lịch – Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát (Celebration of Universal Worthy Bodhisattva) Ngày 16 Tháng 3 âm lịch – Vía Đức Chuẩn Đề Bồ Tát (Celebration of Cundi Bodhisattva) Ngày 4 Tháng 4 âm lịch – Vía Đức Văn Thù Bồ Tát (Celebration of Manjusri Bodhisattva) Ngày 15 Tháng 4 âm lịch – Vía Phật Thích Ca giáng sanh (Celebration of Shakyamuni Buddha’s Birthday) Ngày 19 Tháng 6 âm lịch – Vía Đức Quán Thế Âm (thành đạo) (Celebration of Gwan Yin Bodhisattva’s Enlightenment) Ngày 13 Tháng 7 âm lịch – Vía Đức Đại Thế Chí Bồ Tát (Celebration of G
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. 1. Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. 2. Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. 3. Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên b
Trong lúc tuyệt vọng tôi đã tìm đến một bậc thầy để dọ hỏi: “Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên gặp khổ, trong khi những người ác sống thoải mái quá vậy?” Người thầy hiền hòa nhìn người một lúc rồi nói: “Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang ôm giữ ác ý nào đó. Nếu một người nội tâm không có điều ác, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác”. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự. Có cảm giác như bị xúc phạm và không phục, tôi nói: “Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!” Thầy trả lời: “Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con còn tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho
‼️ Một ngày rất ngắn, ngắn đến mức chưa nắm được cái sáng sớm thì đã tới hoàng hôn. ‼️ Một năm thật ngắn, ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức sắc màu đầu xuân thì đã tới mùa đông giá lạnh. ‼️ Một cuộc đời rất ngắn, ngắn tới mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng đẹp thì người đã già rồi. ‼️ Sự việc luôn luôn đến quá nhanh mà hiểu ra thì quá muộn, cho nên chúng ta phải học cách trân trọng: trân trọng tình thân, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình yêu, tình vợ chồng, tình phụ mẫu, tình đồng loại... Vì một khi đã lướt qua, thì khó có thể gặp lại. 🍀 Sau 20 tuổi thì đất khách và quê nhà giống nhau vì đi đến đâu cũng có thể thích ứng. 🍀 Sau 30 tuổi thì ban ngày và ban đêm giống nhau vì mấy ngày mất ngủ cũng không sao. 🍀 Sau 40 tuổi thì trình độ học vấn cao thấp giống nhau, học vấn thấp có khi kiếm tiền nhiều hơn. 🍀 Sau 50 tuổi thì đẹp và xấu giống nhau vì lúc này có đẹp đến mấy cũng xuất hiện nếp nhăn và tàn nhang. 🍀 Sau 60 tuổi thì làm quan lớn và quan bé giống nhau vì nghỉ hưu r
Xưa này, tục ngữ được biết đến là kiệt tác của văn hóa đại chúng, chứa đựng trí huệ của cổ nhân với những bài học kinh nghiệm và giáo huấn sâu sắc. Trong đó, câu tục ngữ mà hôm nay chúng ta sẽ đề cập đến, chính là câu: “Giàu không đổi bạn, sang không đổi vợ”. Muốn hiểu sâu sắc câu nói này, phải kể đến xuất xứ của câu tục ngữ, cũng chính từ 2 câu chuyện được lưu truyền sau đây: - Câu chuyện thứ 1 Trong cuốn “Hậu Hán Thư”, được viết bởi Phạm Diệp Sở thời Nam Triều, có ghi chép rằng, chị của Hán Quang Vũ Đế sau khi chồng qua đời, nàng ngày ngày sống trong cô độc. Một thời gian sau, Hán Quang Vũ Đế thấy chị cứ thui thủi một mình, nên ngỏ ý muốn chị hãy tìm một người chồng khác để an hưởng tuổi già. Sau khi thăm dò, thấy chị có hảo cảm với Tống Hoằng trong triều. Nàng cho rằng, Tống Hoằng tài mạo song toàn, có thể nói là không ai sánh bằng. Quang Vũ Đế vì để hoàn thành tâm nguyện cho chị, ông đã cho gọi Tống Hoằng đến, sau đó ngầm nói ý với Tống Hoằng rằng: “Xưa nay vốn có câu, địa vị cao
Comments
Post a Comment